Ký ức Quê hương
admin
#1 Đã gửi : 28/04/2014 lúc 02:17:20(UTC)
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Administrators, Registered
Gia nhập: 27-03-2014(UTC)
Bài viết: 250
Man
Đến từ: Trụ sở Công ty

Cảm ơn: 8 lần
Được cảm ơn: 80 lần trong 66 bài viết
KÍ ỨC QUÊ HƯƠNG



“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.”


Bài thơ tôi đã được học từ thời tiểu học, giờ mỗi lần khi đi xa nghe đâu đó một ai hát hay ngâm lên thì lòng tôi lại xôn xao, nao nao nhớ lại những kí ức tuổi thơ tôi gắn liền với quê hương. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn của An Giang. Quanh năm người dân quê tôi cần cù với việc đồng áng mà người ta vẫn gọi đó là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.



Gia đình tôi cũng vậy, cha mẹ tôi là nông dân gắn bó với đồng ruộng, nên lúc nhỏ đến khi tốt nghiệp THPT cậu vẫn hay kêu tôi là “hai lúa”. Sở dĩ kêu như vậy là vì tôi là con trưởng trong gia đình và tôi rất thích đi ra đồng mặc dù không giúp đỡ cho cha mẹ được gì nhiều, lúc nhỏ tôi ra đồng chủ yếu là để bắt cua, bắt cá, nhìn trâu bò kéo cày, chăn trâu ké của những đứa trẻ cùng xóm, nô đùa với chúng và nhìn mấy bác nông dân sạ lúa, xịt thuốc,… trong đó có cả cha và mấy anh họ của tôi, lúc đó tôi đòi cha đưa tôi phun, anh tôi thấy vậy bẻ cây đế rồi lấy dây buộc cho tôi bình xịt và cây cần. Nhưng khi lớn lên, tôi ra đồng chủ yếu để ngắm cảnh, thư giãn, cảm nhận và tân hưởng sự yên bình của làng quê. Làng quê tôi giờ đã thay đổi rất nhiều so với khoảng 6 – 7 năm về trước, dễ nhận thấy nhất là người dân quê tôi không còn sử dụng trâu bò để cày, kéo nữa mà thay vào đó là những cỗ máy cơ giới hiện đại như máy cày, máy xới, xe cải tiến,… trâu bò bây giờ người ta nuôi chỉ để lấy thịt, nhốt trong chuồng, đi cắt cỏ về cho chúng ăn. Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp đã làm quê tôi mất đi cảnh làng quê của Việt Nam: hình ảnh những đứa tre trên lưng trâu, con trâu bên lũy tre làng, hay con trâu đi trước cái cày theo sau. Nhưng không sao vì việc cơ giới hóa nông nghiệp đem lại lợi ích cho nông dân nhiều hơn trước đây, có thể tiết kiệm sức lao động và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, có một sự thay đổi mà đã làm tôi rất, rất, rất là buồn và thất vọng, mà chắc khó có thể quay lại được và nó cũng đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng bây giờ và sau này. Bạn có đoán được sự thay đổi đó là gì không?.

Đó là việc nông dân sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều trên đồng ruộng. Lúc trước, khi sản xuất nông nghiệp người nông dân sử dụng rất ít phân và thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc dưỡng hay diệt cỏ, thậm chí không cần sử dụng như khi trồng lúa mùa chỉ cần gieo giống và đợi đến khi lúa chín là thu hoạch và sau này lúa thần nông cũng vậy. Tuy nhiên ngày nay, vì để tăng năng suất và rút ngắn thời gian, số lượng ấy đã tăng lên rất nhiều, nào là thuốc cỏ phá hoang, diệt mầm, hậu nảy mầm, thuốc ốc, xử lí giống, thuốc dưỡng, phì bông, sáng hạt, chín sớm… làm cho môi trường ngày càng xấu đi thời tiết mưa nắng thất thường, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính,…từ đó đã sinh ra ngày càng nhiều sâu bệnh hại hơn: đạo ôn, cháy bìa lá, khô vằn, lam lép hạt, rầy nâu, bọ trĩ,…và việc đó sẽ làm cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực ngày càng nhiều hơn nữa, một phần cũng do việc nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc. Cuối cùng sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho môi sinh, do các chất thuốc đó cây trồng hấp thu không hết sẽ lưu tồn trong đất, theo nước ra ao hồ, sông,… gây ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và cả con người. Cha tôi kể, lúc cha còn nhỏ đi đồng cùng ông tôi, không cần đem nước theo, khi khát là xuống mương hay đìa uống, và cá, cua trong đồng rất nhiều, dễ kiếm ăn lắm, và khi còn nhỏ tôi cũng thường được ăn món cua bắc kinh và món ốc oắn bắc kinh (cua, ốc bắt dưới kinh) và cũng không ít lần đi bắt cua bị cua kẹp, thế nhưng bây giờ muốn ăn cũng rất khó. Cách đây 2 năm, một hôm chợt nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu và muốn tìm lại cảm giác xưa, tôi rủ hai người bạn đi ra đồng để săn lùng cua bắc kinh để về luộc và nấu bún cua ăn cho thỏa chí, tôi mang theo 2 cái thùng cũng to to. Chúng tôi đi tìm khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng chỉ tìm được vỏn vẹn một con cua, chúng tôi quyết định thả con cua đó và chuyển sang bắt ốc oắn, nhưng cũng thế, ốc oắn thì không thấy chỉ thấy toàn là ốc bươu vàng, một thằng bạn tôi nói vui: “theo tình hình này thì phải liệt cua và ốc oắn vào sách đỏ của Việt Nam rồi”, thằng kia chọc lại hỏi: “Ê mậy, con cua là con gì, nó ra sao mậy?”, chúng tôi nhìn nhau cười và quay về. Câu hỏi của bạn tôi chỉ là một câu hỏi chơi vui bình thường, nhưng cũng có thể đó là câu hỏi thật tình của thế hệ trẻ sau này, trong tình trạng sử dụng thuốc hóa học như hiện nay rất có thể lớp trẻ và con cháu của chúng ta sau này sẽ không thể nào biết được hình dạng thật của con cua, con ốc ra sao vì chúng không còn nữa, nếu có biết chăng đi nữa thì cũng chỉ qua phim ảnh, sách vở, hay lời kể lại từ người thân, chúng sẽ không bao giờ trãi nghiệm được cái cảm giác bị cua kẹp khi bắt cua, ôi cái cảm giác đau pha lẫn sung sướng khi chinh phục được chú cua. Vì vậy, để ngăn chặn các loài thủy sinh bị tiêu diệt và vì tương lai của con cháu của các bạn. Chúng ta hãy hành động ngay hôm nay.
Hiện nay, tôi đã tốt nghiệp và đang làm việc cho một công ty phân và thuốc bảo vệ thưc vật mang tên công ty TNHH TM Tân Thành. Lúc đầu tôi không biết, nhưng 1 tháng sau đó tôi mới phát hiện Tân Thành là một công ty đi tiên phong trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật dạng sinh học và sẽ phát triển thuốc bảo vệ thực vật theo hướng sinh học vì nền nông xanh và bền vững, đưa ra những chương trình để bảo vệ môi trường như thu gom vỏ chai. Từ đó tôi rất tâm đắc và tự hào những sản phẩm sinh học của công ty, tôi luôn khuyến cáo cho người thân và những nông dân sử dụng, kể cho họ nghe những lợi ích lâu dài khi sử dụng thuốc sinh học và những tác hại khi sử dụng thuốc hóa học, khuyên nông dân nên thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật lại tiêu hủy, không nên bỏ tràn lan trên đồng ruộng. Ngày nay, dẫu biết rằng sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với phân và thuốc, nhưng chúng ta nên cố gắng hạn chế sử dụng thuốc dạng hóa học, và sử dụng thuốc dạng sinh học để bảo vệ chính bạn và con cháu sau này.
Tôi đã hành động. Còn bạn?

“Hãy hành động vì nền Nông nghiệp xanh”



La Hồng Tuân.
1 người cảm ơn admin cho bài viết.
Dang Thai Hung trên 28-04-2014(UTC) ngày
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Green-Grey Theme Created by Ingo Herbote (WatchersNET.de)
Powered by YAF 1.9.5 RC1 | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.